Tiểu sử các Vua Việt [ P7- Vua Duy Tân ]
Duy Tân (1900 - 1945)
Xem thêm
Niên hiệu | Duy Tân | |
Năm sanh, năm mất | 1900-1945 | |
Giai đoạn trị vì | 1907-1916 | |
Miếu hiệu | . | |
Tên Húy | Nguyễn Phúc Hoảng, Nguyễn Phúc Vĩnh San |
Vua Duy Tân sinh ngày 19-9-1900, con trai thứ 5 của vua Thành Thái và bà Nguyễn Thị Ðịnh. Vua Thành Thái rất đông con, đáng lẻ phải chọn người con trưởng kế vị, nhưng Pháp sợ Vua trưởng thành khó sai khiến nên phải tìm chọn một người càng nhỏ tuổi càng hay.
Hôm Khâm sứ Lévecque cầm danh sách các Hoàng tử con Vua Thành Thái vào Hoàng cung chọn vua, trong lúc điểm danh thì thiếu mất «mệ Vĩnh San». Triều đình hốt hoảng chạy đi kiếm thì thấy Vĩnh San đang chui dưới gầm giường bắt dế. Vĩnh San bị lôi ra, mặt mày lem luốt, quần áo ướt nhẹp vì mồ hôi. Không kịp đưa về nhà tắm rửa, bọn thị vệ đưa ngay Vĩnh San ra trình diện quan Pháp.
Mới trông thấy Vĩnh San, các quan Pháp vừa ý ngay vì theo họ đứa bé mặt mày dơ tèm lem có vẻ nhút nhát và đần độn, chắc dễ sai khiến sau nầy. Thế là Pháp chọn Vĩnh San làm Vua, mới 7 tuổi đầu. Triều đình thấy Vua nhỏ bèn xin tăng thêm một tuổi thành tám. Nghĩ tình Vua Thành Thái suốt đời ước nguyện đổi mới mà không làm được, nên những người phò tá còn chút quyền hành đã lấy niên hiệu cho người nối nghiệp là Duy Tân.
Ngay sau lễ Tôn Vương một ngày (5-9-1907), vua Duy Tân đã tỏ ra khác hẳn hôm qua, Vua không hề có một cử chỉ nhúc nhát sợ Tây, ông tiếp quan toàn quyền Ðông Dương thẳng bằng tiếng Pháp. Một nhà báo Pháp đã thuật lại là «...Một ngày lên ngai vàng đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt của cậu bé lên tám».
Ðể kiểm soát vua, Pháp đã bày ra những việc sau:
-Lập một phụ chính gồm sáu ông đại thần là Tôn Thất Hân, Nguyễn Hữu Bài, Huỳnh Côn, Miên Lịch, Lê Trinh và Cao Xuân Dục để cai trị nước Nam dưới sự điều khiển của Khâm sứ Pháp.
-Ðưa ông Ebérhard, một tiến sĩ sinh học qua dạy cho Vua Duy Tân học khoa học (có sách nói mục đích là để theo dõi những hành động của Vua Duy Tân).
Khoảng năm 1912, ông Mahé lên làm Khâm sứ Pháp ở Huế. Mới lên khâm sứ ít lâu ông ta đã mở một chiến dịch tìm vàng ráo riết. Mahé lấy tượng vàng đúc từ thời Nguyễn Phúc Chu (đầu thế kỷ thứ 18) trên tháp Phước Duyên chùa Thiên Mụ, đào mả lăng Vua Tự Ðức để tìm vàng và đào xới lung tung trong Ðại Nội để tìm vàng. Vua Duy Tân phản đối quyết liệt những hành động thô bạo đó, nhưng Mahé vẫn làm ngơ.
Vua Duy Tân ngày đêm ăn ngủ không yên, ông ra lệnh đóng cửa Cung và không tiếp ai hết. Toà Khâm Sứ Pháp làm áp lực với nhà Vua thì nhà Vua đe doạ là sẽ tuyệt giao với các nhà đương cục ở Huế lúc bấy giờ. Cuối cùng Tây phải triệu toàn quyền Sarraut ở Hà Nội vào giải quyết. Gặp toàn quyền Vua Duy Tân đã vạch tội của Khâm Sứ Pháp ở Huế. Ðể xoa dịu, toàn quyền Sarraut đã khiển trách Mahé về hành động bất nhân đó. Vua Duy Tân mới hạ lệnh cho mở cửa Hoàng Thành.
Ông Trần Cao Vân tuy bị giam trong ngục nhưng nhờ được người đưa được một mảnh giấy cho ông Hồ Ðắc Trung xin được lảnh hết tội và xin tha cho Vua. Ông Hồ Ðắc Trung làm án đổ hết tội cho 4 ông Thái Phiên, Trần Cao Vân, Tôn Thất Ðề và Nguyễn Văn Siêu. Bốn ông đều bị chém đầu còn vua Duy Tân thì bị đày đi đảo Réunion cùng với vua Thành Thái (1919).
Vua Duy Tân mặc dù bị đày nhưng vẫn thiết tha với quê hương, ông vẫn tìm cách trở lại với đất nước. Ðệ nhị thế chiến xảy ra, ông nghĩ đó là cơ hội để ông có thể thoát ra khỏi nơi giam cầm bằng cách xin đi lính cho Tây. Và đúng như tiên liệu, sau đó vua Duy Tân đã có dịp sang Pháp gặp Tướng De Gaulle (1945) và được ông nầy hứa là sang năm sẽ đích thân đưa Vua về Việt Nam để trở lên ngôi mặc cho bộ Thuộc địa phản đối. Vua Duy Tân mừng lắm có tuyên bố với nhiều người cuộc hồi hương sắp tới nầy nhưng rất tiếc chiếc phi cơ chở ông trên đường từ Pháp về đảo để thăm vua cha và gia đình đã bị rớt, không ai sống sót (tháng 12 năm 1945). Ðây vẫn là một nghi vấn cho lịch sử. |
Tác giả Nguyễn Tấn Lộc - vietsciences
Comments
Post a Comment